Bắt đầu
-
1Thiết lập máy tính của bạn. Nếu đó là máy tính để bàn mới, bạn sẽ phải thao tác đôi chút trước khi sử dụng. Sau khi tìm được chỗ gần bàn để đặt thùng máy, bạn sẽ phải kết nối màn hình, bàn phím, chuột cũng như cắm điện cho thùng máy.
- Đây chỉ là những thứ cần được kết nối để có thể sử dụng được máy tính. Bạn có thể bổ sung thêm các thiết bị ngoại vi và phụ kiện sau.
- Mọi thứ đơn giản hơn nhiều với laptop mới. Bạn chỉ việc cắm điện cho laptop để chắc chắn là nó đang được sạc và nhấn nút nguồn để bắt đầu.
-
2Tạo tài khoản người sử dụng. Nếu đây là lần sử dụng máy tính đầu tiên, nhiều khả năng bạn sẽ được yêu cầu tạo tài khoản người sử dụng khi bật máy tính. Tài khoản này sẽ lưu giữ mọi tài liệu, hình ảnh, tập tin được tải về hay bất kỳ tập tin nào khác mà bạn đã tạo ra.
- Nếu máy tính được thiết lập ở chế độ công khai, bạn nên dùng mật khẩu mạnh để bảo vệ thông tin cá nhân. Đây là điều mà bạn nên làm, kể cả khi đó là máy tính dùng trong gia đình.
- Tham khảo thêm cách tạo tài khoản người sử dụng mới trong Windows 7
- Tham khảo thêm cách tạo tài khoản người sử dụng mới trong Windows 8
- Tham khảo thêm cách tạo tài khoản người sử dụng mới trong OS X
-
3Làm quen với màn hình. Là khu vực làm việc chính của máy tính, màn hình thường là nơi được ghé thăm nhiều nhất trong máy tính của bạn. Xuất hiện mỗi khi bạn đăng nhập vào tài khoản, trên màn hình có biểu tượng cũng như lối tắt của những tập tin và chương trình thường xuyên được sử dụng nhất. Tùy vào hệ điều hành, màn hình sẽ có thiết kế và tính năng nhất định.
- Trình đơn Start nằm ở góc dưới bên trái màn hình là nét đặc trưng của các hệ điều hành Windows (trừ Windows 8). Trình đơn này cho phép truy cập nhanh vào những thiết lập và chương trình đã được cài đặt.
- Windows 8 đã thay thế trình đơn Start bằng màn hình Start. Dù chức năng gần như không đổi nhưng ở đây, về cơ bản thì cách thức trình bày thông tin đã được thay đổi.
- OS X cho phép bạn sử dụng nhiều màn hình để sắp xếp và kiểm soát mọi thứ. Bạn có thể tham khảo thêm để biết cách vận dụng tính năng đa màn hình này.
-
4Học kiến thức cơ bản về chuột và bàn phím máy tính. Chuột và bàn phím là phương tiện tương tác với máy tính chính. Do đó, bạn nên dành chút thời gian để làm quen với cách thức hoạt động của chúng cũng như cách mà bạn có thể tương tác với hệ điều hành và các chương trình của mình.
- Học cách điều hướng bằng chuột. Đem lại khả năng kiểm soát và điều hướng chính xác, chuột là thiết bị cần thiết cho rất nhiều hoạt động. Việc làm quen với các thao tác sử dụng chuột sẽ giữ vai trò không nhỏ trong công cuộc trở nên thành thạo với máy tính của bạn.
- Tập dùng một số phím tắt để cải thiện tốc độ làm việc. Phím tắt là sự kết hợp của một số phím mà khi được ấn, sẽ kích hoạt chức năng nào đó trong chương trình hay hệ điều hành đang chạy. Chẳng hạn như, với hầu hết chương trình có tính năng lưu tập tin, bạn có thể nhấn Ctrl+S (⌘ Cmd+S trên máy Mac) để chương trình tự động lưu tập tin hiện tại của bạn.
-
5Khởi động một số ứng dụng được cài sẵn. Kể cả khi tự dựng máy tính thì bạn vẫn có thể sử dụng một số ứng dụng và tiện ích cài sẵn mà không phải cài đặt gì thêm. Nếu đang sử dụng Windows, hãy nhấp vào trình đơn Start và duyệt qua các chương trình sẵn có. Nếu đó là máy Mac, hãy kiểm tra thanh công cụ Dock và thư mục Applications (Ứng dụng).
-
6Cài đặt chương trình đầu tiên của bạn. Dù sử dụng máy tính gì thì bạn cũng sẽ phải cài đặt thêm phần mềm, điều đó gần như là hiển nhiên. Thường thì sẽ không có gì phức tạp bởi hầu hết chương trình đều có chỉ dẫn rõ ràng cho từng bước cài đặt.
- Nếu dùng hệ điều hành Windows, bạn có thể bắt đầu với việc cài đặt Microsoft Office. Soạn thảo văn bản là một trong những mục đích sử dụng máy tính chính của rất nhiều người và quả thật, việc truy cập được vào trình soạn thảo văn bản là vô giá. Bản dùng thử của trình soạn thảo này thường được cài sẵn trên máy tính chạy Windows.
- Việc cài đặt phần mềm trên máy Mac khác biệt đôi chút so với việc cài đặt trên Windows. Đó chủ yếu là do kết cấu cơ bản của hệ điều hành Mac. Nhiều người dùng Mac cảm thấy việc cài đặt và quản lý chương trình trên OS X dễ hơn nhiều so với trên Windows.
Phần2
-
1Chọn tập tin và văn bản. Bạn có thể dùng chuột hoặc phím tắt để chọn tập tin trên máy tính hay văn bản trong tài liệu và website. Hãy nhấp và kéo chuột qua đoạn văn bản mà bạn muốn chọn hoặc nhấn Ctrl+A (PC) hoặc ⌘ Cmd+A (Mac) để chọn mọi thứ có trong vị trí hiện tại của bạn. Một khi đã chọn xong văn bản hay tập tin, bạn có thể tiếp tục với khá nhiều lựa chọn.
-
2Sao chép và dán. Sao chép và dán là một trong những thao tác được dùng nhiều nhất sau khi văn bản hay tập tin đã được chọn xong. "Sao chép" một tập tin hay văn bản sẽ tạo một bản copy trên bảng tạm của máy tính mà không làm ảnh hưởng đến tập tin hay văn bản gốc. Tiếp đến, bạn có thể "Paste" (Dán) tập tin hay văn bản ở nơi khác.
- Với PC, bạn có thể sao chép bằng cách nhấn Ctrl+C và dán bằng tổ hợp phím Ctrl+V. Bạn cũng có thể làm vậy bằng cách nhấp chuột phải vào tập tin hay văn bản được chọn và chọn tùy chọn phù hợp từ trình đơn được thả xuống.
- Với Mac, bạn có thể sao chép bằng cách nhấn ⌘ Cmd+C và dán bằng tổ hợp phím ⌘ Cmd+V. Bạn cũng có thể làm vậy bằng cách nhấp chuột phải vào tập tin hay văn bản được chọn và chọn tùy chọn phù hợp từ trình đơn được thả xuống.
-
3Lưu và mở tập tin. Nhiều chương trình, chẳng hạn như trình soạn thảo văn bản, trình chỉnh sửa ảnh hay nhiều chương trình khác nữa cho phép bạn tạo và lưu tài liệu và tập tin. Với máy tính, thường xuyên nhấn lưu là việc làm khôn ngoan bởi bạn sẽ chẳng thể nào biết được khi nào thì mất điện và hàng giờ làm việc bỗng nhiên trở thành công cốc chỉ vì chưa được lưu. Hãy tạo cho mình thói quen lưu thường xuyên và tạo bản sao mới khi định điều chỉnh nhiều trên tập tin nào đó. Hầu hết chương trình có chức năng lưu đều cho phép lưu nhanh nội dung làm việc bằng cách nhấn Ctrl+S (PC) hoặc ⌘ Cmd+S (Mac).
- Nếu trên máy có nhiều tập tin quan trọng, bạn nên cân nhắc thiết lập hệ thống sao lưu. Nhờ đó, bạn sẽ có ít nhất một bản sao dự phòng cho mọi tập tin quan trọng trong trường hợp có chuyện xảy ra với máy tính. Windows và Mac OS X đều có các tùy chọn sao lưu được tích hợp sẵn trong hệ điều hành.
-
4Tìm và sắp xếp tập tin. Khi bạn sử dụng máy tính đủ lâu, tập hợp các tài liệu, phim ảnh và tập tin của bạn có thể sẽ bắt đầu trở nên khó kiểm soát. Hãy dành chút thời gian sắp xếp các thư mục cá nhân của bạn. Bạn có thể tạo nhiều thư mục mới để truy cập thông tin được dễ dàng.
Phần3
-
1Thiết lập kết nối. Để kết nối internet, máy tính của bạn cần có quyền truy cập vào một kết nối internet nào đó. Đó có thể là mạng không dây hoặc kết nối trực tiếp đến bộ điều giải hay bộ định tuyến, tùy vào cách cấu hình của mạng và khả năng của máy tính.
- Kết nối máy tính đến mạng không dây (Wi-Fi). Nếu nhà, văn phòng hay trường học của bạn có mạng không dây, bạn có thể dùng máy tính để kết nối đến mạng không dây đó. Hầu hết laptop đều có thể kết nối đến mạng không dây một cách dễ dàng, nhưng một số máy tính để bàn có thể sẽ cần được cài đặt card mạng không dây.
- Kết nối có dây thường nhanh và ổn định hơn. Nếu máy tính nằm gần điểm truy cập internet (bộ điều giải hoặc bộ định tuyến), bạn nên cân nhắc sử dụng cáp Ethernet để nối mạng cho máy tính, đặc biệt là máy tính để bàn bởi thường thì chúng sẽ được bố trí ở một nơi cố định. Không những loại bỏ được khả năng bị nhiễu, kết nối có dây còn có tốc độ truyền nhanh hơn rất nhiều so với kết nối không dây.
-
2Mở trình duyệt web. Đó là p